Sắp xuất hiện 'Mặt trăng máu' trong nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ
- Được viết ngày Thứ tư, 17 Tháng 11 2021 17:02
Đây sẽ là nguyệt thực dài nhất trong vòng hơn 1.000 năm, theo dự báo phải đến năm 2669 mới diễn ra một đợt nguyệt thực dài hàng giờ đồng hồ như vậy lần nữa.
Vào ngày 19/11 tới đây, nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ dự kiến sẽ diễn ra. Hiện tượng thiên văn hiếm hoi này sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 19/11 khi 97% bề mặt Mặt trăng bị bóng của Trái đất che khuất. Khi đó, Trái Đất sẽ đổ bóng lên Mặt Trăng. Bóng của hành tinh xanh có thể che toàn bộ (nguyệt thực toàn phần) hoặc một phần (nguyệt thực một phần) ánh sáng Mặt Trời và khiến Mặt Trăng tối đi.
Khi xảy ra nguyệt thực, Mặt trăng sẽ ở điểm xa Trái đất nhất, làm chậm quỹ đạo và kéo dài thời gian di chuyển của hành tinh này ra khỏi phần tối nhất, được gọi là umbra.
Ảnh minh họa
Đây được xem là đợt nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21 với thời gian diễn ra dự kiến kéo dài 3 giờ 28 phút, và không chỉ trở thành nguyệt thực dài nhất thế kỷ mà còn là trong hơn 580 năm qua. Khi nguyệt thực đạt tới cực đại, Trái đất che hầu hết ánh sáng từ mặt trời chiếu vào mặt trăng, sự khúc xạ ánh sáng đem lại cho mặt trăng màu sắc đỏ sẫm cực kỳ đẹp mắt (như hình minh họa ở dưới). Hiện tượng này hay được gọi với cái tên "mặt trăng máu", "siêu trăng máu"...
Ảnh minh họa
Lần gần đây nhất diễn ra nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 đã xảy ra vào năm 2018 và kéo dài gần 1 giờ 43 phút.
Ngoài ra, NASA cũng chỉ ra, đợt nguyệt thực này cũng được dự đoán là nguyệt thực một phần dài nhất trong vòng hơn 1.000 năm. Bởi phải đến 8/2/2669, thế giới mới được chứng kiến sự kiện nguyệt thực dài diễn ra với thời lượng 3 giờ 30 phút.
Để người dân được hiểu rõ hơn về hiện tượng thiên văn hiếm gặp này, Đài quan sát Holcomb đã phát hành một đoạn video mô tả chi tiết nguyệt thực sắp tới.
Nguyệt thực một phần này sẽ bắt đầu diễn ra lúc 14h19, đạt cực đại lúc khoảng 16h và kết thúc vào 17h47 ngày 19/11 (giờ Hà Nội) và có thể quan sát được ở nhiều khu vực trên thế giới, người dân ở Mỹ, Canada và Mexico đều có thể quan sát nguyệt thực. Các khu vực khác như Nam Mỹ, Polynesia, Australia và Trung Quốc cũng có may mắn trên.
Việt Nam không phải là nơi thuận lợi để quan sát bởi chúng ta nằm ở vị trí "rìa" của vùng quan sát. Hơn nữa, thời điểm xảy ra nguyệt thực vào ban ngày, do đó khó có thể quan sát được mặt trăng bằng mắt thường.
Theo Pháp luật và bạn đọc
* Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/sap-xuat-hien-mat-trang-mau-trong-nguyet-thuc-mot-phan-dai-nhat-the-ky-o-viet-nam-co-quan-sat-duoc-khong-162211711141941481.htm
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Kho kim loại tỷ USD cả thế giới thèm khát tại Việt Nam - 30/11/2021 08:48
- Chung cư ở Hà Nội tranh cãi nảy lửa chuyện 'có khóa cửa thoát hiểm để phòng dịch?' - 26/11/2021 08:35
- Sắm hàng hiệu Tommy Hilfiger, Levi's, Calvin Klein giảm sâu 50% dịp Black Friday - 24/11/2021 06:06
- Chồng cựu Công chúa Mako thi trượt không phải do 'năng lực kém' - 22/11/2021 07:31
- TP.HCM tạm ngưng hoạt động karaoke, vũ trường, massage, spa, quán bar - 18/11/2021 09:48
Tin cũ hơn
- Nhân viên Shinhan Finance tham gia hiến máu giữa bối cảnh khan hiếm máu - 16/11/2021 02:06
- Phát hiện hơn 1.000 vụ phạm tội liên quan tín dụng đen - 15/11/2021 09:24
- Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi: Xử lý kịp thời, không để F0 chuyển nặng, tử vong - 12/11/2021 08:30
- Bí quyết ‘đuổi’ COVID-19 của bộ lạc Ấn Độ - 11/11/2021 09:58
- Mối lo ngại cho an toàn của cựu Công chúa Nhật Bản - 09/11/2021 09:52