Khi nào miền Bắc đón đợt rét mạnh nhất từ đầu mùa đông?
- Được viết ngày Thứ tư, 16 Tháng 2 2022 16:32
Đợt rét sắp tràn xuống Bắc Bộ được đánh giá là mạnh nhất kể từ đầu mùa đông, mạnh hơn cả đợt rét diễn ra dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần vừa qua.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo khí hậu (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia), hôm nay (16/2), một khối không khí lạnh mạnh ở phía Nam Trung Quốc đang di chuyển xuống nước ta.
Vùng núi phía Bắc khả năng cao xảy ra mưa tuyết và băng giá. Ảnh minh họa.
Dự báo, khoảng đêm 18 ngày 19/2, khối không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Bộ. Đến ngày 22/2, không khí lạnh sẽ được tăng cường thêm.
Ngoài tác động của không khí lạnh mạnh, trong các ngày 19-21/2, khu vực Bắc Bộ còn chịu ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao 5.000m nên từ ngày 19-22/2, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông.
“Do tác động của khối không khí lạnh mạnh và mưa nên khả năng xảy ra một đợt rét hại trên diện rộng. Đợt rét này có thể sẽ là đợt rét mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay, mạnh hơn cả đợt rét Tết Nguyên đán Nhâm Dần vừa qua.
Nhiệt độ thấp nhất ở khu vực đồng bắc Bắc Bộ phổ biến 8-10 độ C, vùng núi và trung du 4-6 độ C, khu vực vùng núi cao có nơi xấp xỉ 0 độ C; khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa tuyết và băng giá ở vùng núi phía Bắc. Nhiệt độ cao nhất trong ngày không vượt quá 15 độ C. Từ sau 24/2, rét đậm rét hại chấm dứt, nhiệt độ tăng dần.
Từ ngày 21-23/2, các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ có mưa, mưa rào; phía Bắc Trung Bộ trời rét, phía Nam trời lạnh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ và cập nhật bổ sung khi tình hình thiên tai có nhiều thay đổi”, ông Hưởng chia sẻ.
Chiều 16/2, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cũng đã ra công điện yêu cầu các tỉnh theo dõi sát diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời đến chính quyền và nhân dân để chủ động ứng phó.
Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh; không dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người; căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học.
Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho vật nuôi, cây trồng (đặc biệt là diện tích lúa vụ Đông Xuân mới gieo cấy); điều chỉnh linh hoạt thời gian gieo cấy diện tích lúa vụ Đông Xuân còn lại.
Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống rét cho người, gia súc. Tham khảo tài liệu hướng dẫn, truyền thông trên trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cắm biển cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt.
Tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh.
Theo Ngoisao.net
* Nguồn: http://danviet.vn/khi-nao-mien-bac-don-dot-ret-manh-nhat-tu-dau-mua-dong-502022162153310140.htm
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Cho F0, F1 đi làm: Chỗ ủng hộ, nơi e dè - 18/03/2022 03:07
- Ngày Quốc tế phụ nữ năm 2022: Nhìn lại lịch sử, ý nghĩa ngày đặc biệt của giới nữ - 08/03/2022 09:07
- F0 tự điều trị Covid-19 tại nhà cần lưu ý gì để không mất chế độ hỗ trợ? - 03/03/2022 03:26
- Kate mặc áo theo màu cờ Đan Mạch khi tới thăm Copenhagen - 23/02/2022 02:43
- Âm thanh báo thức đặc biệt của Nữ hoàng - 18/02/2022 10:07
Tin cũ hơn
- Giới trẻ Hà Nội đến chùa Hà xin 'thoát ế' trước Valentine - 14/02/2022 02:29
- Quy tắc bất di bất dịch của Kate với ba con - 11/02/2022 08:44
- Cặp vợ chồng livestream bán vũ khí - 18/01/2022 10:08
- Căng dây phong tỏa nhà người đủ điều kiện nhưng từ chối tiêm vắc-xin Covid-19 - 14/01/2022 10:14
- Vợ chồng Thủ tướng Anh 'trốn con' hẹn hò - 11/01/2022 09:52